7 bố cục chụp ảnh kiến trúc bạn nhất định phải biết

7 bố cục chụp ảnh kiến trúc bạn nhất định phải biết

Hiện nay, nhu cầu chụp ảnh nội thất kiến trúc đẹp ngày càng tăng cao. Bởi ứng dụng của ảnh chụp này rất đa dạng, sử dụng cho nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Để chụp ảnh kiến trúc đẹp cần phải biết các bố cục chụp ảnh kiến trúc và phải tuân thủ theo những bố cục này.

Vậy, những bố cục chụp ảnh kiến trúc nội thất này là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Media Win Win ngay nhé!

Chụp ảnh kiến trúc cần chuẩn bị gì?

Trước khi tìm hiểu về các bố cục chụp ảnh kiến trúc, bạn cần tham khảo những thiết bị, máy móc cần thiết khi chụp ảnh kiến trúc nội thất dưới đây nhé!

bố cục chụp ảnh kiến trúc

Chuẩn bị máy móc, thiết bị khi chụp ảnh

Chuẩn bị máy ảnh phù hợp

Chụp ảnh kiến trúc là chụp đối tượng đứng yên. Vì vậy cần lựa chọn một chiếc máy ảnh phù hợp để chụp ảnh kiến trúc. Chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn máy ảnh, bạn không cần phải quan tâm tới chế độ chụp, thiết lập lại các tính năng của máy ảnh.

Lựa chọn máy ảnh cảm biến full-fram là sự lựa chọn tuyệt vời khi chụp ảnh kiến trúc, vì nó có thể mang tới hình ảnh chất lượng cao, có khả năng kiểm soát phối cảnh hiệu quả.

Lựa chọn ống kính phù hợp

Chụp ảnh nội thất kiến trúc cũng cần lựa chọn ống kính phù hợp để mang tới những bức ảnh chất lượng cao. Lựa chọn ống kính một tiêu cự thì hình ảnh sắc nét hơn, ít biến dạng hơn so với những ống kính zoom. Điều này giúp bạn dễ dàng lấy được những góc cận cẩn của những chi tiết thiết kế nổi bật trong kiến trúc.

Ống kính Tilt-shift là loại phù hợp để chụp ảnh kiến trúc, đang được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn. Ống kính này giúp bạn có thể điều chỉnh góc một cách độc lập với máy ảnh. Sử dụng ống kính này giúp hạn chế tình trạng méo phối cảnh. Bạn có thể sử dụng ống kính này để tạo hiệu ứng “mô hình thu nhỏ”, làm phong phú nội dung cho các bức ảnh chụp kiến trúc.

Ống kính góc rộng cũng rất hữu ích khi chụp ảnh kiến trúc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý, hạn chế tình trạng gây biến dạng xung quanh các cạnh khiến đường thẳng trông cong hơn. Tuy nhiên, điều này hoà toàn khắc phục được khi xử lý hậu kỳ.

Trên đây là 2 thiết bị quan trọng nhất khi chụp ảnh kiến trúc mà bạn cần chuẩn bị. Vậy có những bố cục chụp ảnh kiến trúc nào cần biết khi chụp ảnh?

7 bố cục chụp ảnh kiến trúc đẹp bạn cần biết

Tham khảo những bố cục chụp ảnh kiến trúc này giúp bạn dễ dàng áp dụng, tuân thủ trong khi chụp ảnh, nhằm mang tới những bức ảnh có bố cục đẹp, rõ ràng và mạch lạc.

Bố cục đường chéo

bố cục chụp ảnh kiến trúc

Bố cục chụp ảnh kiến trúc theo đường chéo

Bố cục đường chéo hay còn được gọi là bố cục đường xiên, bố cục hình tam giác. Đây là nghệ thuật sắp xếp chi tiết của hình ảnh khi chụp ảnh. Những chi tiết này sẽ đi theo hướng phát triển từ góc này sang góc kia.

Trọng tâm nằm ở góc của bức ảnh, sau đó phát triển dần đều về góc còn lại. Ở vị trí đường chéo, các đối tượng được sắp xếp nhiều về mật độ, số lượng so với những vùng khác trong bức ảnh.

Bố cục dạng khung

Đây là bố cục lồng các cảnh trong bức ảnh. Người chụp sẽ chọn một chi tiết để tạo bố cục cho bức tranh để tăng thêm sự mới lạ cho góc nhìn của chủ thể.

Bố cục “đường vàng – chấm vàng”

Bố cục chụp ảnh kiến trúc này loại hình vuông có tỷ lệ 1:1, hình chữ nhật có tỷ lệ 3:2 hoặc 4:3 hấp dẫn trực quan đối với người xem. Trong đó, một điểm nằm ở tâm, bốn điểm còn lại là giao điểm của trục tỉ lệ vàng.

Trục tỉ lệ với khung hình được gọi là đường màu vàng, năm điểm ảnh được gọi là chấm vàng. Chủ thể đi theo các đường vàng, chấm vàng để tạo nên bức ảnh hoàn thiện nhất về bố cục.

Bố cục chụp ảnh đối xứng

bố cục chụp ảnh kiến trúc

Bố cục đối xứng

Chụp ảnh kiến trúc theo bố cục đối xứng là đặt đối tượng trên đường thẳng đứng trong ảnh, chia không gian thành 2 phần đối xứng với nhau. Khi chụp ảnh, tập trung vào đối tượng kiểu đối xứng giống như xem ảnh qua gương phẳng.

Bố cục chụp ảnh 1/3 

Đây là bố cục chụp ảnh được sử dụng phố biến nhất. Hình ảnh được chia thành 9 hình chữ nhật với 3 phần dọc, ngang. 4 điểm giao nhau ở giữa là “linh hồn” của bức ảnh.

Bố cục ảnh trên đường dẫn

Với bố cục chụp ảnh kiến trúc này, điểm tựa là khả năng liên hệ chủ thể với đường chuyển động hoặc dựa vào đường đi tạo sự gắn kết cho cấu trúc bức ảnh. Đặc biệt, khi thêm quy tắc 2 chiều xoay chủ thể giúp tăng thêm sự sinh động và hấp dẫn cho bức ảnh.

Đường chân trời

Khi chụp ảnh kiến trúc nội thất cần chú ý tới “đường chân trời”. Đây là đường nằm ngang, phân chia ranh giới giữa trời và đất trong bức ảnh. Bức ảnh có đường chân trời tốt mang tới tính ổn định và mạch lạc trong cấu trúc của bức ảnh.

bố cục chụp ảnh kiến trúc

Chú ý "đường chân trời" khi chụp ảnh kiến trúc

Trên đây là một số bố cục chụp ảnh kiến trúc mà bạn nên biết để áp dụng trong quá trình chụp ảnh nếu muốn sở hữu những bức ảnh đẹp, sáng tạo nhưng vẫn tuân thủ quy tắc khi chụp ảnh.

Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với Media Win Win. Chúng tôi là đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ chụp ảnh, quay video, trong đó có chụp ảnh kiến trúc nội thất.

Chúng tôi có đội ngũ nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm và sự sáng tạo, giúp mang tới những album ảnh kiến trúc ấn tượng cho công trình của bạn. Mọi thông tin cần tư vấn xin liên hệ tới số Hotline: 0989.428.668 - 0969.890.981 để được giải đáp cụ thể và sớm nhất nhé!

Xem thêm: Cách chụp ảnh kiến trúc đẹp và những điều cần lưu ý

Các tin tức khác
.
.
.
.
MEDIA WIN WIN - DỊCH VỤ QUAY PHIM CHỤP ẢNH